CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT Ô VIỆT

Qua lại Việt Nam hơn 30 lần để nghiên cứu thâm sâu môn Vovinam với khát vọng cháy bỏng: một ngày không xa anh sẽ là người đầu tiên mang môn võ độc đáo này dạy tại Nhật Bản - quê hương của những môn võ nổi tiếng thế giới. Trong cuộc hành trình đầy gian khổ vòng quanh thế giới này, Patrick có một lợi thế rất lớn là có thể nói được 7 thứ tiếng (anh là thạc sĩ ngôn ngữ). Cuộc đời hoạt động võ thuật đầy ly kỳ của anh trải dài theo từng bước thăng trầm của môn Việt Võ Đạo...

Ký ức tuổi thơ

Patrick sinh ra và lớn lên ở La Seyne, một thành phố nhỏ bé hiền hòa miền Nam nước Pháp. Tuổi thơ anh trôi qua trong êm đềm, lặng lẽ, cho đến khi tròn 8 tuổi, lần đầu nghe nói đến chữ Vovinam. Sức hút của môn võ này đã nhanh chóng tác động đến tâm khảm cậu bé qua những câu chuyện truyền tụng. Vovinam lúc bấy giờ còn quá mới mẻ, lạ huơ lạ hoắc, và nghe đâu do người Việt Nam sáng lập. Báo chí và truyền hình đề cập nhiều đến Việt Nam, với cuộc chiến đang hồi khốc liệt. Tinh thần ngoan cường của người Việt kháng chiến thi thoảng được nghe kể lại bằng lòng đầy thán phục. Đúng lúc ấy một "quả bom" dư luận đã làm xáo trộn đời sống của cái thành phố vốn rất yên tĩnh này.

Đó là lời đồn thổi trở thành giai thoại về một võ sư Việt Võ Đạo đánh thắng một võ sư Nhật Bản. Thực hư câu chuyện không rõ lắm, nhưng người ta kháo với nhau rằng Việt Võ Đạo là môn võ tuyệt hay. Và Patrick biết đến chữ Trung bình tấn với âm đọc còn chưa rõ ràng. Cũng cần biết là môn Karate khi ấy đang làm mưa, làm gió trên đất Pháp. Môn võ của xứ sở các samurai này từng bước chinh phục người tập bằng tất cả sự hâm mộ qua các câu chuyện và phim ảnh võ hiệp được chiếu tràn lan trên màn ảnh. Việt Võ Đạo đánh thắng được võ Nhật đồng nghĩa với việc môn này ắt có nhiều tuyệt kỹ và có nhiều ngón "độc"...

Giống như những đứa bé đang tuổi trưởng thành khác, Patrick cũng chọn cho mình một thần tượng. Đó là hình ảnh của võ sĩ huyền thoại Patrick Seccolo (cùng họ Patrick). Lời truyền tụng về một người Pháp đầu tiên qua Việt Nam trong lúc chiến tranh, được thụ giáo môn võ Việt với một vị chân sư có sức thuyết phục rất lớn. Trước khi đi Việt Nam, Patrick Seccolo là môn đồ của võ sư Phạm Xuân Tòng và đã từng giúp thầy mình xuất bản 2 cuốn sách về kỹ thuật võ tại Pháp. Có căn cơ võ công, Seccolo đã nhận lời thách đấu và chiến thắng vang dội trước đối thủ các môn võ khác. Giới trẻ coi Seccolo như một anh hùng, bạn bè của Patrick Levet đều ngưỡng mộ và cố gắng bắt chước Seccolo. "Lúc ấy tôi luôn tâm niệm rằng lớn lên mình sẽ giống như Seccolo, sẽ đi qua Việt Nam và trở thành nhà vô địch", Patrick kể.

Bái tổ nhập môn

Năm 1978, Patrick chính thức gia nhập hàng ngũ Việt Võ Đạo. Ngày làm lễ nhập môn đã để lại một ấn tượng nhớ đời trong lòng anh. Lần đầu tiên anh hiểu thế nào là "nghiêm lễ", biết được tấn pháp là gì, và ý nghĩa của hai chữ Võ đạo... Đặc biệt, Patrick rất mê "triết lý cây tre" của võ Việt, một loại cây vừa mềm mại vừa uyển chuyển, không sống đơn độc mà quần tụ thành từng bụi lớn để cùng che chở, chống đỡ phong ba, bão tố. Hiểu được hình tượng cây tre là lĩnh hội được nguyên lý "cương nhu phối triển" của Việt Võ Đạo, thấu triệt được lẽ cứng, mềm trong ứng xử thường ngày.

Thế nhưng ngày nhập môn cũng để lại trong lòng chàng môn sinh một cảm giác hụt hẫng. Đó là thần tượng Seccolo đã bị khai trừ ra khỏi môn phái vì một "rắc rối" với luật pháp. Seccolo sử dụng séc không có tiền trong tài khoản, tuy chưa ở mức độ bị pháp luật truy tố nhưng vi phạm nghiêm trọng môn quy. Hội đồng các võ sư đã quyết định trục xuất vĩnh viễn Seccolo ra khỏi Việt Võ Đạo, dấu chấm hết đáng buồn cho một tài năng võ thuật. Các môn sinh khi ấy đều không đồng tình với quyết định quá khắt khe này, và cho rằng vấn đề không lớn lắm. Nhưng võ đạo còn hơn một thứ kỷ luật, không có chỗ dung túng cho sự buông lỏng chính mình. Patrick thấm thía bài học này, với ý chí không bao giờ để sự cám dỗ làm cho lầm lạc.

Liên đoàn Việt Võ Đạo quốc tế do võ sư Phan Hoàng - tiến sĩ xã hội học, làm chủ tịch. Tổ chức này đã quy tụ được nhiều võ sư tâm huyết về cùng gầy dựng và phát triển chung các môn võ Việt. Ngoài môn Vovinam còn có các môn võ Bình Định, Sa Long Cương, công phu Hàn Bái... Chương trình huấn luyện thống nhất lấy 80% kỹ thuật Vovinam làm nền tảng, còn lại là kỹ thuật của các môn phái khác. Với võ phục màu đen, các võ sư trụ cột thành lập tổ chức này muốn khẳng định sự độc lập, không lệ thuộc vào môn phái gốc tại Việt Nam, vốn mang võ phục màu xanh. Thầy của Patrick là võ sư lừng danh Phạm Xuân Tòng, dạy môn Việt Võ Đạo Qwan Ki, lấy theo tên sư phụ Châu Quang Kỳ ở Việt Nam. Đó là môn võ phối hợp tài tình các kỹ thuật Vovinam và kỹ thuật võ Trung Quốc.

Thời vàng son, Việt Võ Đạo phát triển rất mạnh tại Pháp và có cơ lấn át nhiều môn võ khác. Ông Jacque Delcourt, một võ sư nổi tiếng đã bày tỏ sự lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của Việt Võ Đạo. Trong một cuốn sách có tên Karate Story dày 250 trang in năm 1978, có ghi lại trích dẫn lời nhà báo hỏi ông: "Ông có sợ Việt Võ Đạo phát triển thắng lợi bên Pháp không ?". Ông đã trả lời thẳng thừng: "Tôi đã gọi Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và họ nói đó là Việt Võ Đạo giả hiệu, còn tại Việt Nam chỉ có môn Vovinam Việt Võ Đạo"(!).

Là người tập có quá trình khổ luyện và nghiên cứu mấy mươi năm, Patrick cho rằng Việt Võ Đạo là môn võ đầy hiệu năng, có đủ quyền thức, binh khí, quăng vật, khí công..., khi biểu diễn mang tính nghệ thuật cao, luôn được hoan nghênh nhiệt liệt tại các cuộc tranh tài quốc tế. Anh nhận xét các môn võ hiện đại quá cứng, có môn lại thiên về múa đẹp chỉ để trình diễn... Việt Võ Đạo được đông đảo người theo tập là chuyện đương nhiên. Các võ sư cao đẳng của Việt Võ Đạo thường có vài ba ngàn môn sinh theo học. Riêng võ sư Phạm Xuân Tòng khi mới 24 tuổi đã mang 6 đẳng, và có hơn 4.000 môn sinh. Lẽ ra Việt Võ Đạo phát triển rất mạnh, nhưng do nội tình xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp, đã dẫn đến xu hướng chia rẽ, gây tổn thương lớn cho phong trào Việt Võ Đạo tại Pháp và trên thế giới. Võ sư Phạm Xuân Tòng cũng tách ra và thành lập môn phái mới lấy tên Qwan Ki Do (Quán Khí Đạo). Theo thầy, cuộc đời Patrick lại chuyển sang ngã rẽ mới. Bắt đầu là cuộc hành trình đến quần đảo Canary...

Hà Nội không đá trận ra quân vì trùng lịch với AFC Champions League và trận đấu với Hải Phòng ở vòng 2 là màn ra quân của á quân V-League. Nhưng đó lại là trận đấu gây thất vọng lớn khi phải nhận thất bại 3-5 ngay tại Hàng Đẫy trước đoàn quân HLV Chu Đình Nghiêm.xổ số facebookĐó sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho tôi, cho cả Barcelona. Tôi đang có phong độ tuyệt vời ở đây, điều đó sẽ rất tốt cho sự nghiệp của tôi.
zalo